Tranh sơn dầu – Thiếu nữ bên bình cúc -S064

Tên sản phẩm: Tranh sơn dầu – Thiếu nữ bên bình cúc -S064
Danh mục: Tranh Sơn Dầu
Giá:

2.200.000đ

Mã sản phẩm: S064
Kích thước: 77*97 cm
Trạng thái: Đang có hàng
Hãng sản xuất:
Sản phẩm tranh vẽ sơn dầu
Quý khách có nhu cầu đặt hàng xin liên hệ với chúng tôi
Áo dài của người Việt vẫn có tiếng là gợi cảm. Người Trung Quốc gọi loại áo này là “bì bào”, có nghĩa là áo mặc sát vào da. Đến nay, vẫn chưa có ai khẳng định được chiếc áo dài Việt Nam xuất hiện từ bao giờ và như thế nào? Tuy nhiên, chuyện được biết nhiều nhất là việc chúa Nguyễn Phúc Khoát ở Đàng Trong, khi xưng vương (năm 1744) đã bắt quan, dân phải mặc lễ phục lấy mẫu từ “Tam tài đồ hội” của nhà Minh, Trung Quốc. Vì thế mà có giả thuyết cho rằng, áo dài Việt Nam xuất xứ từ phương Bắc. Tuy nhiên, áo dài hay “bì bào” không phải là lễ phục. áo dài chỉ là một loại thường phục trang trọng có thể mặc để tiếp khách hay đi chơi. Loại “bì bào” độc nhất ở Trung Quốc thường được gọi là “Sường xám”, có nghĩa là áo dài, chỉ xuất hiện vào những năm của thập niên 1930 tại Trùng Khánh và Thượng Hải.

Hình ảnh người con gái Việt Nam dịu dàng tha thướt trong chiếc áo dài, với chiếc nón bài thơ e ấp trong tay, nghiêng nghiêng vành nón lá như cố giấu nụ cười ánh mắt là một hình ảnh duyên dáng, dễ thương và gợi cảm nhất của người con gái Việt Nam.

“Tà áo dài trong trắng nhẹ nhàng bay
Nón bài thơ e lệ nép trong tay” ( Bích Lan )

Chiếc áo dài và chiếc nón là trang phục làm nổi bật và tăng thêm nét duyên dáng, e ấp, dịu dàng, trang nhã, đài các, kiêu sa … của người phụ nữ Việt. Áo dài như dòng nước uốn lượn theo từng đường nét cơ thể mềm mại thướt tha của người phụ nữ. Hai vạt áo dài như đôi cánh và những bước chân chim của nàng làm dao động cả cảnh vật và không khí chung quanh. Thân hình thấp thoáng sau tà áo, khuôn mặt mờ tỏ sau vành nón, ẩn hiện như hư như thực . Và không gian như bao phủ mùi hương con gái …

“Tháng giêng em áo dài trang nhã
Tỉnh lỵ còn nguyên nét Việt Nam
Đài các chân ngà ai bước khẽ
Quyện theo tà lụa cả phương đông” (Nguyễn Tất Nhiên)

Tag:

Gửi thảo luận