Mặt trống đồng ngọc lũ A051
Tên sản phẩm: | Mặt trống đồng ngọc lũ A051 |
Danh mục: | Tranh Đồng |
Giá: |
4.200.000đ |
Mã sản phẩm: | A51 |
Kích thước: | 105*105 cm |
Trạng thái: | Đang có hàng |
Hãng sản xuất: |
Mặt trống đồng được làm thủ công 100%
Ý nghĩa trống đồng Ngọc Lũ: lịch vạn niên và sổ tay hàng hải? Người gửi: HaiAuVIN |
Xin giới thiệu bài viết “Tìm hiểu ý nghĩa những hình vẽ trên mặt trống đồng Ngọc Lũ (Quyển Âm Lịch cổ xưa của TG)” của tác giả Lê Văn Siêu trong Việt Nam Văn Minh Sử – 2006. Tác giả cho rằng chiếc trống đồng Ngọc Lũ với những hình vẽ trên đó là một cuốn âm lịch tính theo cách tính của người Việt Nam cổ đại và đồng thời mặt trống là một chiếc la bàn cũng là dụng cụ để quan sát mặt trăng và tính thủy triều. Như vậy chiếc trống đồng chứa đựng thông tin về lịch và những kỹ thuật hàng hải cơ bản. Những hình chiếc thuyền trên trống đồng có thể là cơ sở chứng minh cho thấy người Việt cổ xưa đã am hiểu về kỹ thuật hàng hải vì có cuộc sống liên quan đến việc mò ngọc trai và đánh bắt thủy hải sản ở vùng Biển Đông, vùng biển bị nhấn chìm trong cơn đại hồng thủy cách đây 8-10 ngàn năm. Xin mời các bạn đọc tiếp… | |
Tìm hiểu ý nghĩa những hình vẽ trên mặt trống đồng Ngọc Lũ (Quyển Âm Lịch cổ xưa của TG)
(Việt Nam Văn Minh Sử – Lê Văn Siêu – 2006 ) Lời nói đầu: Theo sự phân loại của Hê-gơ, và bản tổng kê của các nhà khảo cổ tại miền Bắc, trong sách Thời Đại Đồng Thau, những trống đồng loại 1 phát hiện ở Việt Nam khoảng trên 70 chiếc. Số lượng tìm thấy đã hơn bất cứ một miền nào khác. Mặc dầu tướng Mã Viện đời Đông Hán khi qua đánh Giao Chỉ, đã tịch thu không biết bao nhiêu trống nữa, để đúc con ngựa kiểu mà chơi, và đúc cái cột đồng khắc chữ “Đồng Trụ chiết Giao Chỉ diệt“. Những trống loại 1 đã thấy khá nhiều tại Thanh Hoá để có thể đoán chắc rằng Thanh Hoá là nới sản xuất và những trống cùng loại thấy ở các nơi khác ( Hà Đông, Hà Nam, Hà Nội, Hải Phòng, Hoà Bình, Cao Bằng, Lào Cai, Sơn Tây, Bắc Ninh, Hải Dương, Nam Định, Nghệ An) là những trống được kịp thời giấu đi. Đó là những trống có thể đoán được là của các tù trưởng đã thuê lò Thanh Hoá đúc. Đó là những vật biểu tượng quyền uy của tù trưởng. Trong những di vật quý giá này , trống thuộc loại vừa kể, thuộc loại đẹp nhất, vẫn là trống tìm thấy năm 1902 ở Ngọc Lũ ( tỉnh Hà Nam ) hiện để tại viện bảo tàng lịch sử ở Hà Nội. Các nhà khảo cổ có tinh thần khoa học mới, khi nghiên cứu về những di vật ấy chắc sẽ hứa hẹn nhiều khám phá về kỹ thuật, niên đại, tương quan tạo tác, tương quan sản xuất, xã hội, cả về trình độ tiến hoá mỹ thuật của dân tộc. Chúng tôi nghiên cứu lịch sử, không bị ước thức bởi những mô thức, nên tự thấy được rộng tay đóng góp một phần tìm tòi thuộc về nội dung những hình vẽ. Tất nhiên không thiếu gì nhà khoa học mới mỉm cười cho là tưởng tượng, nhưng tìm hiểu ý nghĩa của một hình vẽ củ không có lời chú giải của tác giả bên cạnh, mà chẳng dùng tưởng tượng thì dùng cái gì ? Người ta đã tưởng tượng đây là bộ lạc thờ thần mặt trời, mặt trăng, hay thờ chim vật tổ. Nhưng có tinh thần khoa học nào cấm người khác không được có tưởng tượng khác, nhất là khi tưởng tượng này có thể hữu lý, dễ đúng hơn ? Huống chi chúng tôi có ở đây khá đủ những căn cứ của nền cổ học phương Đông mà dường như nhiều nhà khoa học mới vì lẽ nào đó không để ý tới khiến sự nhìn vào di sản văn hoá cũ ở Đông phương, mà thuần bắng con mắt Tây phương, thì có thể sẽ quên những khía cạnh quan trọng ở nột dung chăng ? Chính vì ngại chuyện ấy mà chúng tôi có bản viết này, riêng đề cập tới hình vẽ trên mặt trống đồng Ngọc Lũ, ước mong cho rằng nó sẽ là chìa khoá để mở nhiều những kho tàng khác có thể có trên những mặt trống khác. Chúng tôi không nói tới hình vẽ ở tang trống vì nó có giá trị trang trí nhiều hơn là thực tiễn. Trống đồng Ngọc Lũ |